Nội dung
Gà chọi mấy tháng thì vần được – Cách vần gà chọi chiến
Gà chọi mấy tháng thì vần được – Cách vần gà chọi chiến. Câu hỏi của nhiều những người chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy cắc chiến kê vẫn thắc mắc và không biết làm thế nào cho đúng. Để giải đáp những thắc mắc mà anh em mới chơi gà đang cần tìm hiểu, Alo789 đá gà đã tổng hợp lại những cách vần gà chọi chiến và giúp anh em giải đáp thắc mắc gà chọi bao nhiêu tháng thì vần được ngay ở phần dưới đây. Mời anh em tham khảo.
Gà chọi mấy tháng thì vần được
Gà chọi mấy tháng thì vần được. Khi anh em hỏi những sư kê rằng đâu là độ tuổi thích hợp để vần gà chọi , thì bạn sẽ nhận được rất nhiều những câu trả lời khác nhau. Một số, nhất là những anh em nuôi gà với quy mô nhỏ sẽ nói là 9 tháng tuổi, số khác sẽ nói rằng họ bắt đầu luyện từ rất sớm khi được 6 tháng tuổi, trong khi có những người tin rằng chiến kê chỉ sẵn sàng để đá trường khi đạt 18 tháng tuổi.
Vậy gà chọi mấy tháng tuổi thì vần được, câu trả lời thuyết phục nhất dành cho bạn là bạn nên nhớ rằng chiến kê được dẫn dắt bởi bản năng chiến đấu. Bản năng này xuất hiện từ rất sớm, thậm chí ở ba tháng tuổi. Nó được di truyền và chúng ta chỉ phát huy năng lực của chúng đến tối đa nhằm đưa bản năng đó ra trường đấu mà thôi.
Việc phát triển lối đá, độ bền và gan lỳ của chiến kê bắt đầu từ sáu tháng tuổi là rất quan trọng. Việc tiếp cận phải từ tốn và không hấp tấp nhất là về vấn đề xổ. Khi gà trưởng thành, điều đó sẽ diễn ra một cách tự nhiên và sự gan lỳ đến chết phát triển theo. Thậm chí, dẫu dòng gà có thuộc loại siêu gan lỳ, thì nó vẫn phải được o bế. Nó vẫn ổn nhưng bạn phải phát huy khả năng của nó đến mức tối đa.
Vì vậy, gà càng già càng tốt. Đấy là lý do mà chủ gà cố nuôi chúng cho thật cứng cáp trước khi đá. Sẽ vô cùng bất lợi cho bạn nếu đem gà tơ để đấu với gà già nếu mọi yếu tố khác như trọng lượng và chiều cao đều như nhau.
Thời gian lịch vần gà chọi
Thời gian lịch vần gà chọi gồm các bước như sau:
Kỳ 1: Anh em vần 1 hồ đòn 15 – 20 phút rồi cho gà chọi nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 – 40 phút rồi nghỉ 7 ngày.
Kỳ 2: Vần gà 2 hồ đòn 17 – 25 phút rồi nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi khoảng 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày.
Kỳ 3: Vần gà 3 – 4 hồ đòn trong 17 – 25 phút rồi cho nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 5 phút, sau đó khoảng 3 ngày thì vần 4 hồ hơi từ 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày và bắn chân 5 phút.
Cuối cùng thì khoảng 4 ngày sau cho gà chọi bắn chân 10 phút rồi nghỉ 7 ngày trước khi đem gà chọi ra chiến đấu.
Cách vần gà bằng tay
Thông thường có 2 cách vần gà bằng tay giúp cho anh em không phải mang gà đi bất cứ đâu để vần mà có thể vần gà tại nhà. Lưu ý là phương pháp này dành cho những chiến kê sắp ra trận. Nghĩa là đã đủ pin, đủ bo và thể lực nhất định. Trước khi ra trận 10 ngày, anh em cứ cho luyện tập như dưới đây thì đảm bảo chiến kê của anh em sẽ luôn giành ưu thế.
Cách vần gà bằng tay 1
Cách này rất đơn giản, không cần bất cứ dụng cụ hay đồ vật nào hỗ trợ. Đầu tiên anh em chọn một khu vực đất cát mềm hoặc lót thảm, giấy dưới sàn. Nói chung là bề mặt đừng quá gồ ghề, gai góc, sẽ làm hư cựa gà.
Tiếp đó bạn ngồi ở tư thế ngồi xổm, bế gà cao ngang đầu và thả xuống. Cứ thế, áp dụng liên tục trong vòng 8 ngày đầu. Chia ra, một ngày hai lần vào sáng – tối, mỗi lần làm khoảng 25 cái là được.
Tất nhiên càng về sau, tăng số lượng tập lên thì càng tốt (nếu anh em còn sức). Bài tập này không chỉ tốt cho chân mà còn cánh gà nữa. Việc nhấc lên thả xuống liên tục sẽ giúp chiến kê có đôi chân chắc khỏe, biết cách tiếp đất chuẩn. Đồng thời cánh vỗ đập nhiều cũng trở nên linh hoạt hơn. Sau này vào sàn đấu có thể tạo nên những trận chiến đỉnh cao.
Cách vần gà bằng tay 2
Ở cách này bạn cần dụng cụ hỗ trợ, phương pháp đơn giản hơn, kê sư cũng rảnh rơi hơn. Đầu tiên bạn cần mua một con gà đá giả bằng cao su bán trên thị trường hoặc bằng chất liệu nào cũng được, miễn sao trông nó giống một con gà đá nhất. Sau đó cột cố định nó lên một cái cây (lưu ý độ cao nhất định). Bên dưới thì cột chiến kê của bạn lại, đảm bảo sợi dây đủ dài để nó nhảy lên tấn công con gà giả.
Việc bạn cần làm lúc này là để gà chiến của mình tự vần đối thủ, nó đá khi nào chán thì thôi. Yên tâm là những con gà máu chiến khi thấy chiến kê khác sẽ lập tức lao đầu vào chứ không đứng yên đâu. Còn trường hợp gà bạn không quá hăng hái thì nên xem lại, tập cho chúng bản tính hung hăng, nếu không sau này ra trường tỷ lệ bỏ chạy hoặc bị tấn công trước là rất cao.
Cách vần hơi cho gà chọi
Gà sau khi nghỉ ngơi và chạy lồng được 10 ngày thì cho đánh 1-2 hồ hơi. Thường là hai hồ hơi vì sức gà đã đủ mạnh.
Bịt mỏ, bịt mỏ, bịt cựa lại và cho hai còn đá nhau. Hồ hơi kéo dài 30 phút. Sau 2 hồ hơi nên mở cho gà đánh 2 phút đòn.
Gà sau khi đi hơi được 60 phút thì cho nghỉ ngơi như 1 hồ đòn, vì một hồ hơi bằng nửa hồ đòn.
Sau 10 ngày cũng với quy trình nghỉ ngơi như trên thì lại cho gà bước vào 2-3 hồ đòn
Cho gà đánh với một con gà bằng cân bằng tuổi 2-3 hồ, tùy sức gà và độ đánh đòn của con gà kia.
Sau đó lại cho gà nghỉ ngơi như quy trình trên với số ngày theo công thức trên.
Thực ra nếu gà đã đi hơi được 60-90 phút hơi và đánh được 2-3 hồ đòn là đủ điều kiện thi đấu rồi.
Nếu kỹ hơn thì lại lặp lại cho đến khi đá được 4-5 hồ đòn.
Sau đó cho gà nghỉ ngơi đến đủ thời gian Bước vào giai đoạn ra trường đá
Cách vần gà an toàn cho gà khi không bị thương bởi mỏ, cựa hoặc các vết cào cấu. Gà sẽ được bịt cựa và bịt mỏ khi vần hơi tập luyện. Chúng sẽ giúp gà không bị trống hơi và tác động mạnh tới hệ hô hấp, tuần hoàn và hệ thống cơ. Thích hợp với những con gà tơ hoặc gà mới ốm dậy tập luyện cơ bản.
Cường độ vần hơi từ 3-5 hồ và mỗi hồ từ 12-15 phút, nghỉ giữa các hồ 5-10 phút tùy ý. Mật độ có thể từ 3-6 ngày vần hơi 1 lần là tốt nhất. Sau đó là các quãng thời gian nghỉ và hồi phục.
Cách bịt mỏ vần hơi gà chọi
Gà chọi vần hơi nhiều có tốt không
Gà chọi vần hơi nhiều có tốt không?. Việc vần hơi cho gà gọi là rất tốt, điều này không thể phủ nhận. Nó giúp chiến kê khỏe mạnh hơn, giúp hệ hô hấp điều hòa tốt hơn dù dùng nhiều sức lực. Điều đó đồng nghĩa với việc nó có thể kéo dài trận chiến cả ngày trời mà không thấm mệt, tăng tỷ lệ thắng khi ra trường.
Lấy một ví dụ dễ hiểu, khi còn người chạy bộ nhiều, nó giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, ăn ngon – ngủ khỏe, làm việc có hiệu quả. Thậm chí trong một nghiên cứu cũng chứng minh rằng, chạy bộ có thể giúp kéo dài tuổi thọ.
Không khác biệt là mấy so với gà đá, khi vần hơi nhiều, nó giúp chiến kê dễ dàng hạ được các đối thủ mạnh, chiếm ưu thế trong các trận đấu.
Song song với những lợi ích thì vần hơi nhiều cũng sẽ có những mặt hại. Như gà tập luyện quá sức có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Giống như những thí sinh, trước khi kiểm tra học tập quá sức có thể dẫn đến ngất xỉu trước khi bước vào phòng thi, ngủ quên,…
Do đó gà chọi vần hơi thường xuyên cũng tốt nhưng anh em cũng nên tiết chế, không để gà quá sức, vần gà đến ngưỡng là dừng lại tránh việc mất quá nhiều sức lực.
Cách vần vỗ gà chọi tơ, gà chọi non
Cách vần gà chọi tơ không phải là việc khó, tuy nhiên cần phải đảm bảo đủ sức khỏe cho gà tơ. Dưới đây là những hướng dẫn cách vần vỗ gà chọi tơ đúng kỹ thuật để khi các bạn vần xong gà không bị vỡ đòn hoặc là bị ốm. Dẫn đến khi ra trận không còn đủ sức để chiến đấu.
Để tăng sức bền và dẻo dai cho gà chọi tơ thì trong chế độ vần gà sẽ bao gồm 4 kỳ đòn và 3 kỳ hơi. Bên cạnh cho gà làm quen với việc ra đấu trường với đối phương.
Kỳ đòn 1: Thực hiện vần với gà có cùng chạng cùng cân. Quấn kỹ chân để đánh đòn khoảng 1 hồ sau đó thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Sau kỳ đòn 1 thì cho gà nghỉ ngơi khoảng 4-5 ngày rồi mới tiếp tục cho gà vần.
Kỳ hơi 1: Anh em quấn kỹ chân và bịt mỏ 2 gà kỹ càng sau đó cho chúng quần nhau khoảng 3 hồ theo thời gian 20 – 25 – 30 phút. Sau khi kết thúc, thả mỏ gà khoảng 7-10 phút rồi vỗ đờm. 9 ngày tiếp theo cần phải nghỉ ngơi.
Kỳ đòn 2: Tiếp tục quấn chân cho đánh đòn 2 hồ thì dừng lại vỗ đờm và lau gà sạch sẽ. Trong vòng 8 ngày cho gà nghỉ ngơi dưỡng sức.
Kỳ hơi 2: Ở kỳ hơi 2 này, anh em cho bịt mỏ, quấn chân gà quần khoảng 4 hồ với thời gian liên tiếp là 20 – 25 – 30 – 35 phút. Tiếp theo đó cho gà đánh đòn thả mỏ trong khoảng 7-10 phút thì dừng lại vỗ đờm. Sau đó cho nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 12-14 ngày.
Kỳ đòn 3: Sau khi quấn chân cho gà thì cho đánh đòn 4 hồ. Tiếp tục vỗ đờm và dùng khăn lau sạch cho gà. Để gà nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 14-16 ngày.
Kỳ hơi 3: Tiếp tục để gà quần nhau trong 4 hồ với thời gian lần lượt là 30 – 40 – 50 – 60 phú. Sau đó đánh đòn thả mỏ trong khoảng 10 phút. Vỗ đờm và cho nghỉ ngơi khoảng 22 ngày.
Kỳ đòn 4: Cho gà đánh đòn 6 hồ, sau đó vỗ đờm và lau gà sạch sẽ. Tùy theo thương tích, cho gà nghỉ ngơi trong thời gian 20-24 ngày.
Cách vần gà chọi lông 2
Trước khi cho gà vụ lông 2 vào chế độ vần lại gà thì các sư kê nên tập tay cho gà chưa khô lông. Giúp cho gà có gân gối vững vàng, cứng cáp và quen cần trước khi vần lại.
Trước khi cho gà ra đường thì các sư kê nên xả nghệ cho chiến kê trong vòng 5 ngày liên tục và không om ngày cuối. Nên thả gà chọi ra ở chuồng rộng, thoáng mát và tránh được mưa nắng để giúp gà thoải mái đi lại, giúp gà xung hơn.
Sau mỗi kỳ vần lại gà thì chúng ta nên cho gà ngâm chân từ 5 phút đến 20 phút trong nước lạnh. Điều này sẽ giúp cho gà sẽ thư giãn để giảm thương tích. Nên ngâm chân gà ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh là gà bị sưng cụm bàn chân.
Nên dùng thuốc nhỏ mắt cho gà để làm sạch cát bụi và trị đau mắt, đồng thời giảm tối đa vi khuẩn vào mắt chúng khoảng sau 2 giờ khi cho gà vần song. Nên dùng thuốc nhỏ mắt để lau quét vào làm tan đòn mỗi ngày làm hai lần sáng và chiều.
Sau từ 3 – 4 giờ vấn lại gà xong thì cho nó ăn cơm trộn với thóc đã ngâm một ngày. Nhằm giúp gà chọi lấy lại sức sau khi đã vần nhau xong. Thời gian này cũng nên cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực.
===>>> Tham khảo thêm các bài viết chia sẻ về gà đá hay nhất tại mục cách nuôi gà đá của alo789daga.net