Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi đơn giản, hiệu quả tuyệt đối

Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi đơn giản, hiệu quả tuyệt đối

Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi đơn giản, hiệu quả tuyệt đối. Gà bị sưng củ bàn (cụm bàn) là tình trạng rất thường gặp ở gà chọi. Bệnh này khiến nhiều sư kê phải đau đầu lo lắng bởi gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, làm giảm hiệu năng khi vào trận. Nếu gà chuẩn bị vào trận mà đang có dấu hiệu của bệnh thì anh em đừng bỏ qua cách chữa sưng củ bàn gà chọi hiệu quả này của alo789 đá gà nhé.

Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi đơn giản, hiệu quả tuyệt đối
Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi đơn giản, hiệu quả tuyệt đối

Sưng củ bàn gà chọi là gì?

Sưng củ bàn gà chọi hay còn được biết đến là hiện tượng sưng cụm bàn chân. Anh em nếu quan sát sẽ thấy phần cụm chung của các ngón chân sẽ bị sưng, bị chai. Nó khiến gà di chuyển rất khó khăn bởi gà bị đau ngay phần tiếp xúc với bề mặt đất. Sưng củ bàn chân ở gà không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn làm giảm hiệu năng khi đá chọi.

Thậm chí, nếu bị sưng củ bàn chân hoặc đế chân quá nặng có thể làm hỏng gà, khiến chúng không thể đi lại được.

Nguyên nhân dẫn đến sưng củ bàn gà chọi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sưng củ bàn chân ở gà chọi. Nhất là với gà đá trực tiếp, nhưng phổ biến nhất phải kể đến một vài nguyên nhân sau:

  • Sau khi cho gà đi vần về, khi đá về anh em không ngâm chân cho gà chọi. Bởi sau khi luyện tập, chân gà sẽ ấm nóng, anh em cần thực hiện biện pháp ngâm chân cho gà khoảng 15- 20 phút.
  • Do gà bị căng cơ, trong quá trình luyện tập gà luyện tập quá sức dẫn đến tình trạng sưng chân.
  • Do gà trong quá trình di chuyển dẵm phải nền gạch cứng, nền xi măng, cây hay các vật sắc nhọn.
  • Hoặc do gà tiếp đất, bay nhảy không an toàn dẫn đến sưng cụm bàn chân.

Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi an toàn, hiệu quả

Cách chữa sưng củ bàn gà chọi dân gian

Để chữa sưng củ bàn chân hiệu quả, anh em có thể áp dụng phương pháp dân gian an toàn cho sức khỏe này.

Nguyên liệu làm thuốc ngâm chân cho gà gồm có:

  • Củ gừng tươi băm nhỏ: 300 gram
  • Lá lốt cả thân và cây băm nhỏ: 300 gram
  • Muối hạt: 2 thìa cà phê
  • Cây lá đinh nhọt (tươi hoặc khô)
  • Xung khung và long lão

Cách làm thuốc chữa sưng củ bàn chân gà chọi

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu cho nước vào đun sôi, để nguội
  • Bước 2: Lấy hỗn hợp đổ vào chậu sau đó cho ngập phần cựa gà cho gà ngâm 20 – 30 phút mỗi ngày

Anh em có thể cho gà ngâm 2 lần/ ngày thì càng tốt. Thời gian ngâm anh em cho gà ngâm khoảng 7 – 10 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của gà.

Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi
Hướng dẫn cách chữa sưng củ bàn gà chọi

Cách chữa sưng củ bàn chân gà chọi bằng thuốc kháng sinh

Với trường hợp gà bị nhẹ

Nếu phát hiện sớm, củ bàn sưng nhẹ thì anh em tập trung điều trị kịp thời để bệnh khỏi nhanh chóng. Anh em sử dụng thuốc chỉ sau 5 – 7 ngày là gà có thể di chuyển, đi lại bình thường.

  • Bước 1: Đầu tiên, anh em cần vệ sinh sạch sẽ vết sưng của gà bằng nước muối để sát trùng.
  • Bước 2: Sau đó cho gà sử dụng Alpha Choay và R-Cin 300 cho gà uống.

Liều lượng: 2 viên/ lần vào buổi sáng và tối để chống sưng, phù nề.

Với trường hợp gà bị nặng

Với trường hợp gà chọi bị sưng cù bàn chân nặng thì cần nhiều thời gian cũng như công chăm sóc của sư kê hơn để hiệu quả.

  • Đầu tiên, anh em cần phải vệ sinh sạch sẽ khu vực bị sưng nề.
  • Sau đó sử dụng các loại thuốc Gentamicin (80mg/2ml), Lincomycin (600mg/2ml) và Dexamethasone (4mg/ml) để tiến hành tiêm cho gà.

Liều lượng: Tiêm cùng 1 lần cho gà và áp dụng tiêm 2 – 3 lần/ tuần.

Ngoài ra, nên kết hợp cho gà ngâm chân bằng bài thuốc dân gian với trường hợp cù chân nặng.

Mẹo phòng sưng củ bàn chân gà gọi anh em nên lưu ý

Để phòng tránh bệnh sưng củ bàn chân gà chọi, anh em nhất định phải lưu ý những điểm sau:

  • Sau khi cho gà tập vần hay thi đấu về phải ngâm chân gà với nước lạnh khoảng 15 – 20 phút
  • Không nên cho gà luyện tập quá sức, chỉ nên tập vừa phải theo sức của gà
  • Với các bài tập thể lực thả gà, anh em nên không thả quá cao, sẽ ảnh hưởng đến chiến kê
  • Đảm bảo khu vực nền nuôi được vệ sinh hàng ngày, loại bỏ đất đá nhọn dễ gây tổn thương cho chân gà
  • Thường xuyên theo dõi và quan sát gà, phát hiện sớm bệnh để chữa trị kịp thời

Lời kết: Các cách chữa sưng củ bàn chân gà chọi mình vừa giới thiệu trên đây rất đơn giản đúng không? Bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả nếu áp dụng phương pháp chữa này đấy. Hi vọng anh em sẽ có những thông tin hữu ích để nuôi và chăm sóc gà chọi. Tham khảo thêm nhiều thông tin về gà đá khác tại mục cách nuôi gà đá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *