Nội dung
Hướng dẫn phòng và cách chữa gà chọi bị sưng phù mặt
Hướng dẫn phòng và cách chữa gà chọi bị sưng phù mặt. Với trường hợp gà bị sưng phù mặt đầu, mặt anh em hay nghĩ là muỗi đốt hay chúng đá nhau bị sưng đúng không? Tuy nhiên, thực chất đây là một loại bệnh và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có phương pháp. Bạn đã biết cách chữa gà chọi bị sưng phù mặt chưa? Đừng bỏ lỡ bài viết này của alo789 đá gà nhé.
Sưng phù mặt ở gà chọi là hiện tượng như thế nào?
Sưng phù mặt ở gà chọi là bệnh khá thường gặp. Bệnh còn biết đến với cái tên Coryza do vi khuẩn Haemophillus paragallinarum gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường thấy nhất ở gà con từ 4 tuổi trở lên. Bệnh thường kéo dài từ 1 – 2 tuần và lây lan rất nhanh qua đường không khí. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường nước và thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Tỷ lệ gà mắc bệnh là 40 – 70%. Tuy nhiên, tỷ lệ chết do bệnh của gà là rất thấp. Chỉ khoảng 5 – 10%. Song, nếu gà đang bị kèm thêm các bệnh khác như đậu già, tụ huyết trùng thì tỉ lệ gà chết sẽ cao hơn.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Gà mắc bệnh sau thời gian ủ bệnh từ 2 – 10 ngày, sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Gà bị sưng đầu, mặt bị phù thũng
- Gà xuất hiện dịch, viêm mũi: dịch chảy từ mũi lúc đầu trong, sau đó chuyển trắng đục. Nếu để lâu thì dịch đặc lại thành cục cứng, mũi 2 bên phình to. Đây là dấu hiệu đầu tiên điển hình của bệnh phù đầu gà.
- Gà bị viêm kết mạc nên dính hai mí không thể mở ra hoặc chỉ mở được phần nhỏ. Do đó gà không ăn uống được, ủ rũ.
- Mổ cắt ngang xoang mũi thấy dịch (đôi khi thấy cục viêm) bã đậu
- Dưới da, đầu và tích bị phù, xoang mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ.
Tuy nhiên cần phiên biệt sưng phù đầu ở gà hậu vị do virus gây ra với bệnh sưng đầu gà.
Bệnh sưng phù mặt có lây truyền được không?
Gà chọi bị sưng phù mặt có thể bị lây qua nhiều đường truyền. Dù là lây trực tiếp hay gián tiếp thì cũng rất nguy hiểm.
- Bệnh lây qua đường không khí, trực tiếp hay gián tiếp tiếc xúc với chất thải của gà bị bệnh hoặc gà bị bài trùng
- Gà tiếp xúc với phương tiện cơ giới, vật dụng chăn nuôi gà đã bị bệnh
- Lây từ gà bệnh do mới nhập đàn hoặc chuyển đàn tới nơi đã có mầm bệnh từ trước
- Lây qua môi trường, chuồng trại, phân nhiễm bệnh
- Lây qua nguồn thức ăn, nước uống. Gà bị bệnh chảy dịch viêm mũi xuống thức ăn, nước uống rồi lây sang những con khác
Phòng ngừa bệnh sưng phù mặt ở gà chọi như thế nào?
Để tránh gà chọi bị sưng phù mặt, anh em cần chăm sóc cho gà chọi kèm theo đó là chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp. Đặc biệt phải:
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, máng ăn luôn sạch sẽ, mật độ chuồng nuôi thoáng
- Định kì phun thuốc sát trùng, khử khuẩn bằng BESTAQUAM-S liều 4 – 6 ml/ lít nước. Trung bình chuồng 100m² anh em pha khoảng 2- 4 lít nước là hợp lý.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc bổ để bổ sung đề kháng cho gà đang trong giai đoạn phát triển.
Bên cạnh đó, để có thể phòng ngừa triệt để bệnh này, anh em có thể sử dụng một số loại vacxin phòng bệnh gà chọi chuyên dụng được bán trên thị trường.
Cách chữa gà chọi bị sưng phù mặt
Do bệnh này gây ra bởi vi khuẩn nên việc sử dụng thuốc kháng sinh là điều cần thiết. Nếu gà của bạn có không may dính bệnh thì nên bình tĩnh và áp dụng ngay phương pháp này.
- Nếu cả đàn bị thì anh em cho gà sử dụng thuốc kháng sinh Pharamox hoặc thuốc kháng khuẩn Parapoltrim để tiêu diệt vi khuẩn. Kết hợp cùng là thuốc Partigum B (2 gram/ lít nước) để gà hạ sốt, tăng đề kháng bà Phar – pulmovet (1ml/ lít) để thông đường thở.
- Bên cạnh đó, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da Norfloxilin liên tục cho gà 5 ngày (1ml/2kgP/lần) tiêm lặp lại sau 24 giờ để diệt khuẩn. Sau đó cho gà chọi uống men Pharbiozym với liều lượng 2 gram/ lít nước.
- Trong vòng 7 ngày anh em cho gà ngưng sử dụng kháng sinh để gà chóng hồi phục. Với trường hợp gà bị nặng cần kết hợp thuốc coryza liều lượng cao.
Lời kết:
Để gà không bị sưng phù mặt ngoài anh em cần chăm sóc gà tốt. Cho gà ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý cần chú ý đến vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Hi vọng thông tin và cách chữ gà chọi bị sưng phù mặt trên đây sẽ giúp ích cho bạn.